Bài đăng nổi bật

Làm sao chọn đúng GU cafe cho quán và cho bạn

Cafe rang Mộc Cafe Robusta (Đăk Lak) và cafe Arabica (Đà Lạt) là 2 nơi trồng cafe được gọi là ngon nhất của cả nước. Khí hậu và thổ nhưỡn...

Thứ Hai, 14 tháng 8, 2017

Lợi ích của cà phê nguyên chất


Làm sao chọn đúng GU cafe cho quán và cho bạn

Cafe rang Mộc
Cafe Robusta (Đăk Lak) và cafe Arabica (Đà Lạt) là 2 nơi trồng cafe được gọi là ngon nhất của cả nước. Khí hậu và thổ nhưỡng đặc biệt ở 2 vùng này tạo ra hương vị đặc trưng riêng của mỗi vùng miền mà những nơi khác không có được.
Cafe Robusta (đăk lak) có vị đắng chát, thơm, hậu ngọt
Cafe Arabica (Đà Lạt) vị hơi đắng, hơi chua, và rất thơm
Các nước phương Tây chuộng uống Arabica hơn , người Việt thường uống Robusta
Tùy vào gu của mỗi quán cũng như gu của mỗi cá nhân. Chúng ta có thể hòa trộn hương vị đặc trưng ngon nhất của 2 loại cà phê này để có Gu cho chính mình và cho quán của bạn.
Robusta 120k/kg và Arabica 180k/kg.
hiện nay các quán cà phê thường phối 2 loại này với nhiều tỷ lệ khác nhau:
Phổ biến nhất là Tỷ lệ 3-7(Arabica- Robusta): 140k/kg
Cân bằng hơn thì có thể phối 5-5(Arabica- Robusta): 150k/kg

Đặt hàng vui lòng gọi 0903888589. Chúng tôi sẽ đóng gói và ship tận nơi cho bạn!



Chủ Nhật, 6 tháng 8, 2017

Người ta vẫn nói, uống cà phê không phải chỉ là thưởng thức một thứ ăn chơi

Người ta vẫn nói, uống cà phê không phải chỉ là thưởng thức một thứ ăn chơi, uống cà phê dần dần đã trở thành một nét văn hóa, để đẩy đưa câu chuyện, để lùi xa những phân cấp, để giải tỏa những muộn phiền và để tìm về những ký ức. Ở mỗi nơi mỗi bước chân người đi qua thì sẽ có những câu chuyện để nói về cà phê. Mỗi giọt cà phê tí tách rơi là mỗi giọt chạm vào sâu thăm thẳm của những tâm sự cất kín trong tim. Cô đơn đấy nhưng bên ly cà phê đen sóng sánh, người ta thấy cuộc đời dường như chỉ còn lại một thứ, là lãng du, là phiêu bạt, là đằm mình với hơi thở chậm rãi của thời gian.
Trưởng thành rồi sẽ cô đơn, nhưng trưởng thành rồi người ta lại thấy cuộc đời có những giây phút được cô đơn để nhận ra chính mình lý thú biết nhường nào, cũng như uống cà phê vậy, sau vị đắng đót nơi đầu lưỡi dần dần cảm nhận được vị ngọt thơm dễ chịu lan tỏa khắp toàn thân, thấm vào từng nơron thần kinh làm người ta minh mẫn, thông suốt, dễ chịu.
Nhắc đến cà phê, Sài Gòn có cà phê vợt, Hà Nội có cà phê phin. Dù là cách pha chế khác nhau thì người uống vẫn phải đợi chờ. Đợi chờ không chỉ là một hương vị, mà còn là một nét tinh hoa được chắt chiu, tích lũy qua mỗi giây phút chậm lại với cuộc đời. Đối với người uống cà phê mà nói, sống là phải chờ đợi. Từ một thói quen đối với một sở thích nhỏ bé, người ta dần dần thấy mọi việc trong cuộc sống chỉ cần kiên nhẫn để chờ đợi thì sẽ giảm dần đi rất nhiều những tổn thương. Chờ một giây đèn đỏ, chậm đi vài km tốc độ sẽ bớt đi biết bao tai nạn giao thông. Chờ một phút xếp hàng, có bao nhiêu người không cáu gắt mệt mỏi. Chờ đợi không bao giờ là thiệt thòi, vì cuộc đời vốn chỉ lấy đi những bước chân bước vội chứ không bắt tội những bước chân biết nhường.
Thế rồi, cuộc đời bỗng nhiên nằm gọn trong một tách cà phê. Chỉ là một thứ nước đen đen đắng đắng mà người ta đã ngẫm ra biết bao nhiêu sự đời, những chân lý, những yêu thương và những kỷ niệm. Hóa ra, tưởng chừng uống vào mình thứ nước đen đắng như nước hàng này lại là uống vào cả một cái hồn. Tâm hồn của người nông dân đã vun trồng chăm bón. Tâm hồn của người nghệ nhân đã tính toán chính xác cho mỗi mẻ rang cà phê. Tâm hồn của người nghệ sĩ đã pha chế thành công một tách cà phê tuyệt vời từ hương vị cho đến hình ảnh. Tâm hồn của người lãng khách cô hành thưởng thức.
Cà phê đi vào đời sống của người Việt từ khi người Pháp đặt chân đến nơi đây. Dần dần cà phê đi từ góc khuất đến những nơi sầm uất, đi từ túi tiền của những người giàu sang đến túi tiền khiêm tốn của những người lao động, cà phê trở thành thứ gắn kết tinh thần mạnh mẽ. Chẳng cần biết ông là ai, làm nghề gì, chỉ cần mê cà phê là sáng sáng đều sẽ ngồi trên cái ghế đẩu cũ kỹ được kê bày la liệt trên vỉa hè, chờ được thưởng thức cà phê trong cái cốc thủy tinh cổ lỗ đã ngả vàng, trên đó úp cái phin cũng đã cáu màu bởi cà phê, bởi thời gian, nghe những bản nhạc Trịnh phát ra từ cái loa đài rè rè. Một ngày mới sẽ bắt đầu như thế.
Và cũng có thể người ta sẽ lại kết thúc một ngày bằng cà phê. Nhưng theo cách trầm lắng hơn. Đối với tôi, cà phê chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là thứ thuộc về đám đông, ồn ào và gấp gáp. Càng một mình, cà phê càng ngon, càng đen, càng đắng, càng sâu. Chỉ trong lặng im, người ta mới trải lòng những nỗi niềm thầm kín. Thời buổi mở cửa, cái gì cũng sống nhanh, sống vội, cà phê có lẽ là thứ duy nhất đủ giữ chân người ta lại để mà chờ đợi, để mà suy tư. Bên ly cà phê phin đang tí tách rơi, người ta trải lòng mình trong những tâm sự vui buồn, những ký ức tưởng chừng đã ngủ quên, những cảm xúc tưởng như đã chai sạn trước sóng gió cuộc đời.
Tôi sẽ nhâm nhi cà phê, với những bản nhạc Jazz, có khi là những khúc tình của Trịnh. Có lẽ, chỉ những người đã hiểu nỗi đau, đã thấm nhuần cảm giác chia phôi, đã đau đáu những nỗi niềm cô độc mới có thể tạo ra thứ âm nhạc thích hợp nhất để hòa quyện với chất đắng của cà phê. Đôi khi người ta tìm đến với cà phê không phải bởi vì thích uống mà để tìm một điều gì đó mà người ta nghĩ là đã mất. Nên có những khoảnh khắc, tôi pha cho mình một tách cà phê nóng, ôm nó trong lòng, hít hà mùi hương, nhưng chẳng uống, chỉ là để tìm lại những điều đã trôi về một miền rất xa.
Dẫu sao thì, rượu cho nỗi đau, cà phê cho nỗi buồn, mà nỗi buồn thì uống sao cho hết , cho cạn vơi đáy lòng ngay đâu? Thì hãy cứ từ từ mà sống, cà phê sẽ tan và nỗi buồn rồi sẽ dịu… Cuộc sống đôi khi cũng vui như ta khuấy thìa, nghe tiếng lanh canh của muỗng chạm vào cốc, cà phê đâu chỉ là để uống và nỗi buồn đâu phải chỉ để quên.
ST

How to grind coffee


UỐNG CÀ-PHÊ HIỆU QUẢ

>>Hãy chờ ít nhất 15 phút sau khi thức dậy rồi mới uống cà-phê. Cơ thể luôn muốn có thêm thời gian để ngủ. Việc bạn cảm thấy mệt mỏi sau khi thức dậy là điều hoàn toàn bình thường và cảm giác mệt mỏi này sẽ biến mất sau khoảng 15 phút, nếu bạn đã uống một cốc cà-phê trước đó, nó sẽ dẫn đến việc bạn nạp vào cơ thể nhiều caffeine hơn mức cần thiết.
>>Bạn nên giãn thời gian giữa hai lần uống cà-phê ít nhất là 90 phút. Khá nhiều người uống cà-phê nhưng không thấy nó phát huy tác dụng thì lập tức uống một tách khác và cảm thấy ngay tác dụng. Tuy nhiên, đó không phải là tác dụng của tách cà-phê thứ hai. Chất caffeine cần khoảng 30 phút để phát huy tác dụng cao nhất. Cảm giác tỉnh táo mà bạn cảm thấy thực ra là từ tách cà-phê đầu tiên. Sau đó khoảng 30 phút, tách cà-phê thứ hai phát huy tác dụng và bạn sẽ thấy đầu óc chuếnh choáng.
>> Bạn không nên uống quá nhiều cà-phê. Một tách cà-phê 350ml chứa khoảng 200mg caffeine, đủ kích thích hầu hết mọi người làm việc ở hiệu suất cao nhất trong khoảng 2 giờ. Sau đó, chất caffeine sẽ mất dần tác dụng. Đó cũng là lúc năng lượng từ những giấc ngủ và thức ăn sẽ tiếp sức cho bạn. Nếu bạn nạp vào cơ thể nhiều hơn mức 200mg caffeine trong 2 giờ, cơ thể sẽ cảm thấy bồn chồn, lo lắng chứ không còn tỉnh táo.
>>Chỉ uống cà-phê khi thực sự cần! Khi bạn uống một tách cà-phê hay những loại nước có chứa caffeine vào cùng một thời điểm mỗi ngày, não bộ sẽ đoán trước và tự động điều chỉnh. Sau một thời gian, ly cà-phê sáng sẽ không còn tác dụng làm bạn cảm thấy tỉnh táo vì cơ thể đã quen với điều đó và tự động điều chỉnh. Chính vì thế, bạn cần phải uống nhiều hơn để cảm thấy tỉnh táo.
>> Nếu bạn thực hiện được những điều trên, caffeine sẽ phát huy được tối đa tác dụng. Caffein giúp bạn tập trung hơn, có thể nâng cao trí nhớ và giảm chứng mất ngủ.


Quá trình rang tạo ra chiều sâu và tính phức tạp của hương và vị cà phê

Quá trình rang tạo ra chiều sâu và tính phức tạp của hương và vị cà phê. Khi hấp thụ nhiệt trong quá trình rang, hạt cà phê chuyển đổi thành phần giống như các phản ứng hóa học phức tạp. Chúng thay đổi màu sắc, tỷ trọng và các dầu thơm thoát ra trên bề mặt dưới dạng hơi nước.
Không có một công thức định sẵn để điều khiển quá trình rang, điều làm nên tính đặc thù chính là sự tinh tế của các “nghệ nhân” rang cà phê. Rang cà phê là một nghệ thuật thì chính xác hơn là một khoa học. Các “nghệ nhân” liên tục điều chỉnh nhiệt độ và tốc độ quay bằng kinh nghiệm, khứu giác, thị giác, thính giác để đánh giá chất lượng thông qua màu sắc và âm thanh; phân tích và đưa ra nồng độ axit, cấu trúc hương vị phù hợp nhất.
Hương vị và sự đậm đà của hạt cà phê ngoài tính chuyên gia của các “nghệ nhân rang”còn phụ thuộc vào yếu tố thời gian rang. Cà phê được rang càng lâu thì hạt phê càng đen và càng bóng và rất đậm đà, thời gian rang cà phê ngắn hơn sẽ giữ lại phần lớn các hương vị thiên nhiên vốn có từ đất trồng và môi trường thiên nhiên. Đây là một yếu tố để chúng tôi phối hạt, chia tách sản phẩm theo nhiều “gu” khác nhau.


SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CHÀNG ROBUSTA & NÀNG ARABICA


SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CAFÉ GÂY THƯƠNG NHỚ (Arabica) VÀ CAFÉ ẤN TƯỢNG (Robusta)
Người uống café đôi lúc chỉ quan tâm café quán nào hợp gu mình từ vị uống đến vị trí, ít tín đồ cafe quan tâm đến vị gốc của café. Trên thế giới có hơn 100 loại café khác nhau tuy nhiên chỉ có hai loại chính được trồng nhiều và sản xuất rộng rãi cũng như được ưa chuộng nhất là café Arabica và café Canephora (hay còn được gọi là café Robusta). Phân biệt được hai loại này sẽ khiến chúng ta hiểu tại sao có lúc uống café thấy đắng, lúc lại thấy chat và có đôi lúc thấy chua đấy!
¬ Robusta có hương vị đặc trưng là đắng và chát. Arabica rất thơm nhưng có vị chua đặc trưng. Sự khác biệt này sẽ giúp cho tín đồ café có những lựa chọn khác nhau tùy gu thưởng thức, độ mạnh của cá tính và cả tâm trạng vui - buồn, thong dong – vội vã.
Robusta đôi lúc được lựa chọn bởi vị đắng gần như khó chịu của nó bởi những người đang muốn trốn tránh những nỗi niềm cuộc sống của mình, nó khiến cho người uống có cảm giác bị thách thức bản lĩnh bởi hàm lượng caffeine cao gần như gấp đôi so với Arabica (2,7%). Điều này khiến cho café vị Robusta được hình dung như hình ảnh một người già nhiều trải nghiệm, cổ điển và bí ẩn, trong khi đó, Arabica được liên tưởng như hình ảnh một thanh niên tràn đầy sức sống, chiếm được thiện cảm của bất cứ người nào gặp gỡ. Thanh niên Arabica lại càng dễ “lấy lòng” người uống hơn do chứa gần 60% hàm lượng chất béo và đường, gần gấp đôi so với Robusta.
Robusta là giống café dễ trồng, dễ chăm sóc, năng suất cao hơn so với Arabica nên giá cả chỉ bằng một nửa so với người anh em của mình. Vì thế, chọn Robusta cho sản phẩm của mình là cách tiết giảm chi phí và gia tăng lợi nhuận của các doanh nghiệp.
Sự ưa chuộng cà phê Robusta ở Việt Nam hầu như là tuyệt đối, với các sản phẩm café hòa tan, café Esspreso. Thung lũng café tại Việt Nam được tìm thấy nhiều nhất là ở Đắk Lak, đặc biệt là Buôn Hồ, nơi trồng Robusta ngon nhất tại Việt nam.